Lối sống tối giản của người Nhật

Câu tôi ấn tượng nhất trong cuốn sách là: “Con người là kết quả của quá trình lặp đi lặp lại. Chính vì vậy, chúng ta thành công không phải vì làm những việc vĩ đại, mà là dựa vào những thói quen.” – dù đây không phải trọng tâm của cuốn sách 🙂

Câu này tác giả chủ yếu muốn đề cập tới tác dụng của thói quen dọn dẹp (và ít đồ đạc thì việc dọn dẹp trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn nhiều).

Với cá nhân tôi, việc dọn dẹp nhà cửa diễn ra khá tuỳ hứng; và thường cái hứng đó hay gặp nhất là khi vừa có một món đồ nào đó mới được tậu về 🙂 Dù hiện giờ, sau khi đọc cuốn sách thì tôi tự nhận rằng mình có chăm chỉ dọn dẹp lên (một chút…)!

Cuốn sách kết luận “giúp” tôi thêm 1 điều nữa đối với đồ vật, đó là dần dà chúng ta sẽ quen, và chán chúng. Tôi cảm nhận sâu sắc điều đó vì tôi là một người rất thường xuyên thay đổi đồ đạc, đặc biệt là các thiết bị công nghệ.

Nên tôi cũng đồng ý với quan điểm rằng, càng ít đồ vật, càng sử dụng nó nhiều và càng gắn bó với nó thì càng tốt.

Ngoài ra còn một câu nói nữa tôi cũng note lại: “Nếu bạn coi đồ vật là phương tiện để truyền tải “giá trị của bản thân” thì đồ đạc trong nhà bạn sẽ dần tăng lên”. Tôi thì giao tiếp người-máy nhiều hơn là người-người nên cũng ko có nhu cầu show-off (tự nhận), tuy nhiên tôi đã từng gặp những người mà người ta sợ rằng mình không biết món đồ họ đang mang có giá trị bao nhiêu (!?) nên tôi nghĩ cuốn sách mang lại một thông điệp đúng đắn rằng đồ vật nên được sử dụng đúng với chức năng của nó và là những món đồ thực sự cần thiết với chúng ta, thay vì một giá trị vô hình nào đó lớn hơn giá trị sử dụng. Giá trị bản thân không nên được đánh giá bởi đồ vật.

Và cuối cùng, theo tôi đây là mấu chốt của cuốn sách: Biết mình cần những món đồ thiết yếu nào và vứt hết những món đồ còn lại, kể cả đó là quà tặng, là kỷ niệm…(đương nhiên tác giả có gợi ý cách vứt những món đồ như vậy).

Thú thực thì hiện tại nếu chuyển nhà tôi chắc sẽ mất 2 ngày thay vì 20 phút như tác giả, dù trong và sau khi đọc sách tôi cũng đã dọn dẹp lại và vứt kha khá các món đồ rồi. Tôi thừa nhận mình không thể sống tối giản, vì vậy thay vì từ “thiết yếu” thì có lẽ cá nhân tôi sẽ thay bằng từ “tiện dụng”.

Tôi giữ lại những món đồ mà tôi thường dùng, vứt hết những món đồ mà ‘tôi nghĩ rằng tương lai sẽ sử dụng, thậm chí đã có cả 1 kế hoạch cho chúng.’

Những món đồ cũ dùng không tốt, vứt hoặc thay thế.

Những món đồ trên 1 năm không dùng tới, tôi đã vứt hết.

Tập thói quen không mua một thứ chỉ vì rẻ hay miễn phí, mà thực sự cần thì mới mua.

Những món đồ đang sử dụng, học cách hài lòng với chúng, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Thực sự thì tôi có 1 chút cảm giác giống tác giả, càng ít đồ đạc thì ham muốn của tôi lại càng ít đi ? Hay do mới đọc sách xong nó vậy ?

Tôi đã chăm chỉ dọn dẹp hơn 🙂

Cuối cùng:

Vứt đồ đi, những thứ còn lại mới là quan trọng !”

Leave a comment

Website Powered by WordPress.com.

Up ↑

Design a site like this with WordPress.com
Get started